Sàn gỗ nhựa ngoài trời hiện đang là xu hướng lựa chọn hàng đầu nhờ vào khả năng chống chịu, tính thẩm mỹ và độ bền cao. Với đa dạng mẫu mã, người dùng có thể chọn loại sàn gỗ nhựa phù hợp với từng phòng cách thiết kế hoặc khu vực khác nhau. Trong bài viết dưới đây, cùng Phú Khang Gia tìm hiểu chi tiết về loại vật liệu ngoại thất này nhé!
Sàn nhựa giả gỗ ngoài trời là loại sàn được sản xuất từ sự kết hợp giữa bột gỗ tự nhiên, hạt nhựa và các chất phụ gia. Nhờ thành phần đặc biệt này sàn gỗ nhựa có khả năng chống chịu tốt dưới tác động từ môi trường bên ngoài.
Ngoài ra, sàn nhựa ngoài trời cũng khắc phục được các nhược điểm của sàn gỗ tự nhiên như dễ mục nát, mối mọt khi sử dụng lâu ngày ngoài trời. Đồng thời, không trơn trượt như các loại gạch đá hoa thông thường. Do đó, loại vật liệu ngoại thất này đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền lâu dài, tạo nên không gian hiện đại và sang trọng.
Cấu tạo của sàn gỗ nhựa ngoài trời
Cấu tạo của sàn nhựa ngoài trời đòi hỏi sự kỹ càng và chi tiết để đảm bảo sự ổn định và độ bền của sản phẩm.
Lớp đế: Đây là lớp tiếp xúc trực tiếp với sàn, nên nó được thiết kế để chịu được sự va đập, chịu lực, đồng thời chống thấm nước. Thông thường, lớp đế được làm từ nhựa composite hoặc PVC để đảm bảo tính năng chống trượt và chống thấm cao cho sàn nhựa.
Lớp hỗ trợ: Nằm phía trên lớp đế, lớp hỗ trợ quyết định khả năng chịu trọng lượng của lớp sàm Để đảm bảo tính ổn định và mức độ chống thấm của sản phẩm, lớp này thường được làm từ nhựa PVC hoặc Composite chất lượng cao.
Lớp bề mặt: Lớp bề mặt được đặt phía trên cùng đóng vai trò chống trầy xước, mài mòn, và giúp sàn chống UV, giữ màu sắc lâu dài.
Với cấu tạo khoa học và chất lượng cao, sàn gỗ nhựa ngoài trời không chỉ mang lại sự đẹp mắt mà còn đảm bảo độ bền cho công trình trong thời gian dài sử dụng.
Ưu điểm sàn gỗ nhựa ngoài trời
Không chỉ được yêu thích cấu tạo đặc biệt, sàn gỗ nhựa còn sở hữu nhiều ưu điểm đặc biệt giúp sản phẩm trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia chủ:
Màu sắc chân thật, tự nhiên: Sàn gỗ nhựa ngoài trời có màu sắc và hoa văn giống gỗ tự nhiên, mang lại vẻ đẹp thanh lịch và sang trọng cho không gian sử dụng. Đặc biệt, sàn nhựa giả gỗ làm nền hoàn hảo cho các khu vực sân vườn, lối đi, và hồ bơi, giúp làm nổi bật cảnh quan xung quanh.
Độ cứng cao và khả năng chịu lực tốt: Sàn gỗ nhựa ngoài trời kết hợp tính cứng của gỗ tự nhiên với độ bền của nhựa, giúp sản phẩm chịu lực tốt, không bị cong vênh hay co ngót. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các khu vực chịu nhiều tác động lực.
Trọng lượng nhẹ, dễ thi công: Với trọng lượng nhẹ hơn gỗ tự nhiên, sàn nhựa dễ dàng trong việc thi công và lắp đặt, giảm tải trọng cho công trình và thích hợp cho các công trình ngoại thất cần tính linh hoạt.
An toàn và thân thiện với môi trường: Sàn nhựa giả gỗ được sản xuất không chứa sơn hay keo độc hại, thân thiện với môi trường và an toàn cho người dùng. Công nghệ sản xuất tiên tiến giúp sàn gỗ nhựa ngoài trời không gây hại cho sức khỏe.
Chống nấm mốc, mục nát: Sàn nhựa ngoài trời có khả năng chống thấm nước, chịu được độ ẩm cao và chống mối mọt. Bề mặt được thiết kế có rãnh hoặc vân sần giúp chống trơn trượt, tạo độ bám tốt và nhanh thoát nước khi trời mưa.
Phân loại sàn gỗ nhựa ngoài trời
Hiện nay xu hướng sử dụng sàn gỗ nhựa ngày càng phổ biến kéo theo sự đa dạng của loại vật liệu ngoại thất này. Tuỳ theo từng nhu cầu, màu sắc và thiết kế có thể phân loại như sau:
Theo kiểu dáng và cấu tạo
Sàn gỗ nhựa ngoài trời có thể được phân loại theo số lượng lớp cấu tạo hoặc kiểu dáng:
Sàn gỗ nhựa 1 lớp: Đây là loại cơ bản, cấu tạo từ một lớp lõi chính với tỉ lệ 65% bột gỗ, 30% nhựa và 5% phụ gia. Nhờ cấu trúc đơn giản, loại sàn này thường có giá thành rẻ, dễ thi công và thay thế. Do đó, loại sàn nhựa này phù hợp với các công trình nhỏ hoặc các không gian ngoài trời ít chịu tác động mạnh từ môi trường.
Sàn gỗ nhựa 2 lớp: Loại sàn này có cấu trúc gồm lớp lõi nhựa cao cấp và lớp phủ ngoài bổ sung chất chống UV và các phụ gia đặc biệt giúp tăng cường độ bền và khả năng chống chịu thời tiết. Ngoài ra, lớp phủ chống UV giúp duy trì màu sắc lâu dài và ngăn ngừa hiện tượng nứt nẻ.
Sàn gỗ nhựa 3 lớp: Gồm ba lớp chính – lớp bề mặt chống thấm nước và chịu nhiệt, lớp cốt lõi chịu lực, và lớp đế chống ẩm và chống mối mọt. Do đó, sàn nhựa 3 lớp có độ bền cực kỳ cao, thích hợp cho các môi trường khắc nghiệt và các khu vực có yêu cầu cao về chịu lực và chống thấm nước.
Vân gỗ: Với bề mặt mô phỏng tinh xảo vân gỗ, giúp tạo cảm giác tự nhiên, ấm cúng và mang lại tính thẩm mỹ cao cho không gian.
Nhựa trơn: Bên cạnh các vân gỗ, một số loại sàn gỗ nhựa có bề mặt trơn, phù hợp cho các công trình cần vẻ ngoài tối giản và dễ dàng vệ sinh.
Theo màu sắc
Màu sắc của sàn gỗ nhựa ngoài trời góp phần quyết định phong cách và cảm giác của không gian. Tùy theo sở thích cá nhân và phong cách thiết kế, bạn có thể lựa chọn giữa màu sáng và màu tối.
Sàn gỗ nhựa màu sáng: Các tông màu sáng như gỗ sồi, gỗ thông gần giống gỗ tự nhiên, giúp tạo không gian rộng mở, thân thiện và dễ phối hợp với nhiều kiểu trang trí. Loại màu này phù hợp với các khu vực yêu cầu ánh sáng hoặc phong cách nhẹ nhàng, thoải mái như sân vườn hoặc sân thượng.
Sàn gỗ nhựa màu tối: Những tông màu tối, gỗ cổ điển như màu gỗ óc chó, màu gỗ mun, giúp tạo cảm giác sang trọng và đẳng cấp. Màu tối còn giúp che giấu bụi bẩn tốt hơn và phù hợp với các không gian lớn hoặc phong cách cổ điển, các khu vực lối đi hoặc hành lang ngoài trời.
Theo thương hiệu
Trên thị trường sàn gỗ nhựa ngoài trời hiện nay có nhiều thương hiệu nổi bật, mỗi thương hiệu có ưu điểm riêng về chất lượng, mẫu mã và độ bền, giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Southwood: Là thương hiệu uy tín, cung cấp các sản phẩm sàn gỗ nhựa chất lượng cao với nhiều kiểu dáng và màu sắc. Sàn gỗ nhựa Southwood có khả năng chịu lực tốt và chống lại tác động của thời tiết.
Ecovina: Thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm thân thiện môi trường, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Sàn gỗ nhựa của Ecovina có khả năng chống tia UV và chống nước tốt, độ bền cao, đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau từ gia đình đến công trình công cộng.
Awood: Là một trong những thương hiệu hàng đầu về sàn gỗ nhựa, nổi bật với công nghệ tiên tiến, cung cấp các sản phẩm có độ bền cao, màu sắc đẹp và đa dạng, thích hợp cho cả không gian nội thất và ngoại thất.
Ứng dụng của sàn gỗ nhựa ngoài trời
Với tính năng linh hoạt và khả năng chống chịu trước môi trường khắc nghiệt, sàn gỗ nhựa ngoài trời được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình hiện đại:
Lát sàn khu vực hồ bơi
Sàn gỗ nhựa ngoài trời là lựa chọn hoàn hảo cho khu vực hồ bơi nhờ khả năng chống nước và độ bền cao khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường ẩm ướt. Với khả năng chống trơn trượt, sàn nhựa giúp giảm nguy cơ tai nạn khi khu vực sàn ướt.
Sàn nhựa ngoài trời còn có khả năng hấp thụ nhiệt tốt, không gây bỏng rát khi bước chân trần lên vào những ngày nắng nóng, mang lại cảm giác thoải mái và mát mẻ. Bên cạnh đó, sàn gỗ nhựa ít bị phai màu hay biến dạng dưới tác động của tia UV, đảm bảo vẻ đẹp lâu dài cho không gian xung quanh hồ bơi.
Lát sàn ban công, sân thượng
Sàn gỗ nhựa ngoài trời là giải pháp lý tưởng cho các khu vực ban công và sân thượng, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng từ nắng gắt và mưa lớn. Sàn nhựa có khả năng thoát nước tốt, giúp bề mặt sàn luôn khô ráo, không bị đọng nước gây trơn trượt hoặc rêu mốc.
Ngoài ra, với đặc tính chống thấm nước và khả năng chống cong vênh, sàn gỗ nhựa không bị biến dạng, nứt nẻ hay mục nát như các loại vật liệu gỗ tự nhiên. Nhờ vậy, ban công và sân thượng luôn bền đẹp, mà không tốn nhiều công sức bảo trì, bảo dưỡng.
Lát sàn cho khu vực công cộng
Nhờ vào khả năng chịu lực cao, chống mài mòn và độ bền vượt trội, sàn gỗ nhựa ngoài trời là sự lựa chọn tối ưu cho các khu vực công cộng như công viên, quảng trường hoặc khu vui chơi giải trí. Vật liệu ngoại thất này có thể chịu đựng được tần suất đi lại cao mà không bị trầy xước hay xuống cấp, thích hợp cho các nơi có mật độ người qua lại lớn.
Bên cạnh đó, khả năng chống chịu thời tiết của sàn nhựa cũng giúp giữ nguyên vẻ đẹp và độ bền trong suốt thời gian dài mà không cần thay mới thường xuyên. Đồng thời, việc thi công và vệ sinh sàn nhựa ở khu vực công cộng cũng dễ dàng, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng.
Lát sàn cho bậc cầu thang và lối đi
Với độ ma sát tốt, sàn nhựa ngoài trời giúp người đi lại an toàn, đặc biệt trong điều kiện thời tiết ẩm ướt hoặc sau mưa. Khả năng chống trơn của sàn nhựa mang đến sự yên tâm cho khách hàng, giảm thiểu rủi ro tai nạn trượt ngã.
Hơn nữa, tính linh hoạt và dễ dàng vệ sinh của sàn gỗ nhựa giúp các không gian dịch vụ như quán cà phê, nhà hàng giữ được vẻ sạch đẹp và chuyên nghiệp. Sự kết hợp giữa vẻ ngoài sang trọng và độ bền bỉ của sàn gỗ nhựa ngoài trời tạo nên một phong cách đẳng cấp cho các khu vực lối đi và cầu thang ngoài trời.
Cách lựa chọn sàn gỗ nhựa ngoài trời phù hợp
Để chọn lựa loại sàn nhựa ngoài trời phù hợp vừa đảm bảo độ bền nhưng vẫn mang lại vẻ đẹp như mong muốn, bạn cũng cần lưu ý đến một số tiêu chí như
Chọn sàn phù hợp với không gian: Tùy thuộc vào khu vực thi công, các đặc điểm của sàn gỗ nhựa có thể phù hợp khác nhau. Với không gian hồ bơi, nên chọn sàn có khả năng chống trơn và không thấm nước. Đối với ban công, ưu tiên loại có khả năng chống nồm, tránh tình trạng ẩm khi thời tiết thay đổi.
Lựa chọn màu sắc: Màu sắc đa dạng giúp sàn nhựa giả gỗ dễ dàng phối hợp với nhiều công trình ngoại thất khác nhau. Tuy nhiên bạn dựa trên phong cách thiết kế tổng thể của không gian để lựa chọn sản phẩm phù hợp, giúp tạo cảm giác hài hòa và thẩm mỹ.
Cách lắp đặt sàn gỗ nhựa ngoài trời
Việc thi công sàn gỗ cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định nhiều đến độ bền và tính thẩm mỹ của công trình. Dưới đây là quy trình lắp đặt sàn gỗ tiêu chuẩn mà bạn có thể tham khảo qua cho không gian của mình nhé:
Chuẩn bị
Xác định vị trí và kích thước khu vực thi công: Đo đạc cẩn thận chiều dài, chiều rộng và diện tích tổng thể của khu vực. Từ đó, xác định số lượng vật liệu cần dùng để tránh lãng phí hoặc thiếu hụt.
Chuẩn bị dụng cụ: máy khoan, vít inox 304, máy cắt gỗ nhựa, thước đo, búa cao su, keo dán chống thấm và bột gỗ để xử lý bề mặt.
Lựa chọn loại khung xương và sàn gỗ nhựa: Tùy thuộc vào môi trường (ví dụ: gần hồ bơi, sân thượng hay khu vực công cộng), bạn nên chọn loại khung xương chịu lực cao như khung xương nhựa tổng hợp hoặc khung sắt hộp có khả năng chống chịu thời tiết.
Quy trình
Bước 1: Xử lý mặt bằng: Trước khi tiến hành lắp đặt, bạn nên kiểm tra độ phẳng của mặt bằng, đảm bảo chống thấm và có độ dốc trên 5% để nước thoát tốt sau khi lắp đặt. Ngoài ra, khu vực thi công cần được xác định rõ chiều ngang, chiều rộng và xử lý sao cho bề mặt sẵn sàng tiếp nhận hệ khung xương.
Bước 2: Lắp đặt hệ khung xương: Sử dụng khung xương gỗ nhựa hoặc sắt hộp, chịu được tác động thời tiết, với khoảng cách đều nhau từ 25-30 cm. Hướng đặt khung cần đảm bảo theo hướng thoát nước và khung xương cần gắn chặt với mặt bằng bằng vít inox 304 để tăng độ bền.
Bước 3: Tiến hành lắp đặt sàn gỗ nhựa: Đặt tấm sàn đầu tiên theo hướng của bản vẽ hoặc xác định hướng theo chiều ngang hay dọc, bắt vít để cố định. Các tấm tiếp theo được gắn liên kết bằng chốt với khoảng cách giữa các tấm từ 5-8 mm để đảm bảo độ giãn nở khi thời tiết thay đổi.
Bước 4: Lắp phụ kiện và hoàn thiện: Che các đầu hở của sàn bằng nẹp V, thanh đa năng hoặc mũi bậc để tăng tính thẩm mỹ. Sau khi lắp đặt xong, bạn tiến hành xử lý thẩm mỹ các đầu vít bằng bột gỗ và sơn, sau đó lau chùi sạch sẽ để hoàn thiện công trình.
Lưu ý
Sử dụng vật liệu chất lượng cao: Vít inox, khung xương và sàn gỗ nhựa phải có độ bền cao, chống thấm và chịu nhiệt tốt, đặc biệt khi thi công ngoài trời.
Tuân thủ khoảng cách giãn nở: Khoảng cách 5-8 mm giữa các tấm sàn rất quan trọng để tránh hiện tượng cong vênh khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Không nên lắp quá sát nhau.
Hướng dẫn bảo dưỡng định kỳ: Sau khi thi công, bảo dưỡng định kỳ bằng cách làm sạch và kiểm tra hệ khung xương sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của sàn.
Đảm bảo yếu tố an toàn trong quá trình thi công: Khi sử dụng máy móc và các dụng cụ như máy khoan, máy cắt, cần đeo kính bảo hộ và găng tay để tránh các sự cố.
Bảo dưỡng và vệ sinh sàn gỗ nhựa ngoài trời
Bên cạnh việc lắp đặt đúng quy cách thì quá trình bảo dưỡng sàn gỗ nhựa ngoài trời sẽ giúp sàn luôn đẹp và bền lâu.
Làm sạch các rãnh giữa các tấm sàn: Kiểm tra và vệ sinh các rãnh để tránh bụi bẩn, lá cây và nước thải tích tụ. Điều này ngăn vi khuẩn, nấm mốc phát triển và giúp thoát nước hiệu quả.
Dùng vòi xịt áp lực và chổi sợi PE: Vòi xịt áp lực mạnh và chổi sợi PE giúp làm sạch bụi bẩn hiệu quả. Chổi PE có thể làm sạch các khe giữa các tấm sàn mà không làm trầy xước.
Loại bỏ rong rêu và nấm mốc: Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ để vệ sinh rong rêu, nấm mốc. Đối với các vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ, nên pha loãng nước rửa chén với nước ấm và ngâm sàn trong vài phút trước khi lau sạch lại bằng nước.
Vệ sinh bề mặt định kỳ: Hàng tuần, bạn nên quét hoặc lau bề mặt sàn bằng chổi mềm để loại bỏ bụi bẩn, lá cây và các mảnh vụn. Nếu có nhiều bụi bẩn hoặc bùn đất, bạn có thể sử dụng nước sạch và khăn mềm hoặc bàn chải mềm để làm sạch.
Trên đây là chia sẻ của Phú Khang Gia về sàn gỗ nhựa ngoài trời và một số lưu ý khi lựa chọn sản phẩm. Hãy liên hệ đến Phú Khang Gia để được hỗ trợ chi tiết cũng như tư vấn lựa chọn những sản phẩm ngoại thất để tô điểm thêm vẻ đẹp cho không gian của mình nhé!